Trong hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam, có nhiều mốc học tập từ thấp đến cao (Sơ đồ 1). Sau mỗi mốc học tập, đều có một số hướng đi tiếp theo, mỗi hướng đi dẫn tới một cấp học cao hơn hoặc có thể tham gia vào thị trường lao động. Đối với nhiều học sinh việc lựa chọn học sơ cấp có thể là con đường để sớm có việc làm và thu nhập. Sau này, nếu muốn, các em có thể quay lại con đường học tập chính qui để nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc tham gia lao động từ 15 đến 18 tuổi được qui định chặt chẽ theo Bộ luật lao động, để đảm bảo quyền lợi của lao động chưa thành niên.
Mỗi mốc học tập là học vấn tối thiểu cần đạt để chuyển lên cấp học cao hơn hoặc tham gia vào thị trường lao động. Các em có thể tiếp tục học các bậc học tiếp theo vào bất kì lúc nào khi đã ra nghề.
BẢNG 1: CÁC MỐC VÀ THỜI GIAN YÊU CẦU
TRONG CÁC BẬC HỌC HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trình độ ban đầu |
Trình độ kết thúc |
Thời gian cần thiết |
Ghi chú |
1. Trung học cơ sở (THCS) |
Trung học phổ thông/ Giáo dục thường xuyên |
3 năm |
|
Trung cấp |
1-2 năm |
|
|
Sơ cấp |
3-12 tháng |
Chứng chỉ nghề |
|
2. Trung học phổ thông (THPT) |
Đại học |
4-6 năm |
|
Cao đẳng |
2-3 năm |
|
|
Trung cấp |
1-2 năm |
|
|
Sơ cấp |
3-12 tháng |
Chứng chỉ nghề |
|
3. Trung cấp (TC) |
Cao đẳng |
1,5-2 năm |
Hoàn thành các môn văn hóa tương đương THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT |
Đại học |
2,5-4 năm |
Tham khảo các quy định về tuyển sinh của các trường đại học |
|
4. Cao đẳng |
Đại học |
1,5-2 năm |
Có một số điều kiện hạn chế |
5. Đại học |
Cao học |
2-3 năm |
|
6. Cao học |
Tiến sĩ |
3-4 năm |
|
Sơ đồ
*GDTX tương đương THPT
Last modified on Thứ sáu, 05 Tháng 6 2020