1. Lịch sử phát triển khung trình độ của Úc
Khung trình độ Úc (AQF) được xây dựng vào những năm 1990 dựa trên những tiêu chuẩn trình độ đã được xây dựng từ trước đó và lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1995 và thực thi tuyệt đối vào năm 2000.
AQF bao gồm hướng dẫn cụ thể cho mỗi loại văn bằng và cách thức đăng ký phát hành văn bằng. Bên cạnh đó, Phó thủ tướng Úc (Australian Vice – Chancellors Committee) và Cơ quan giáo dục quốc gia Úc đã cùng phát triển và xây dựng Hướng dẫn quốc gia về liên kết bằng cấp liên ngành (Cross-sector Qualification linkages), hướng dẫn này được lồng ghép vào AQF năm 2002. Nguyên tắc quốc gia và hướng dẫn thực hiện công nhận quá trình học tập ban đầu cũng được bổ sung vào AQF trong năm 2002-2003. Các văn bằng được công nhận tại AQF 1995 bao gồm: Chứng chỉ I, Chứng chỉ II, Chứng chỉ III, Chứng chỉ IV, Bằng tốt nghiệp, Bằng tốt nghiệp nâng cao, Cử nhân (bao gồm cả Cử nhân danh dự), Chứng chỉ sau đại học, Bằng sau đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ. Bằng phó cử nhân được bổ sung vào năm 2004 và Chứng chỉ tốt nghiệp nghề, Bằng tốt nghiệp nghề được bổ sung năm 2005.
Trong 2 năm 2009, 2010, Hội đồng Khung trình độ Úc đã làm việc với các bên sử dụng và liên quan đến AQF để cập nhật AQF. AQF đã sửa đổi được thông qua và bắt đầu áp dụng từ năm 2011.
Những nền tảng để xây dựng AQF bao gồm:
- Hướng dẫn công nhận trình độ đối với giáo dục nâng cao (ACAAE)(1972 – 1985) do Hội đồng Công nhận trình độ giáo dục nâng cao của Úc ban hành (Australian Council on Awards in Advanced Education)
- Hướng dẫn đăng ký công nhận trình độ quốc gia (ACTA) (1986 – 1990) do Hội đồng công nhận trình độ đại học và sau đại học Úc ban hành (Australian Council on Tertiary Awards)
- Đăng ký đào tạo đại học và sau đại học Úc (RATE) (1991-1994) do Hội đồng giáo dục Úc ban hành (Australian Education Council)
Hướng dẫn công nhận trình độ đối với giáo dục nâng cao bắt đầu được thực hiện từ năm 1972 nhằm đưa ra sự thống nhất trong việc công nhận các trình độ đối với giáo dục nâng cao và phát triển mối liên hệ giữa các bậc trình độ. Các văn bằng được xác định và công nhận bao gồm: Thạc sỹ, Bằng sau đại học (Graduate Diploma), Cử nhân, Bằng chuyên nghiệp (Diploma) và Phó cử nhân (Associate Diploma).
Hướng dẫn đăng ký công nhận trình độ quốc gia thay thế Hướng dẫn công nhận trình độ đối với giáo dục nâng cao và bắt đầu được thực thi vào năm 1986. Các văn bằng cũ vẫn được công nhận. Năm 1987, một số văn bằng mới được bổ sung bao gồm: Chứng chỉ, Chứng chỉ nâng cao. Ngoài ra, hướng dẫn về bằng Tiến sỹ và chính sách đánh giá văn bằng tiến sỹ cũng được xây dựng và bổ sung vào năm 1989.
Đăng ký đào tạo đại học và sau đại học Úc được xây dựng vào năm 1990. Việc đăng ký này được thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền nhằm kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo đại học và sau đại học. Các văn bằng được công nhận bao gồm: Chứng chỉ, Chứng chỉ nâng cao, Phó văn bằng, Bằng tốt nghiệp, Bằng cử nhân, Chứng chỉ sau đại học (Graduate Cirtificate), Bằng sau đại học (Graduate Diploma), Thạc sỹ, Tiến sỹ. Ngoài ra, các bằng danh dự cũng được công nhận.
2. Các bậc trình độ và các loại văn bằng trong AQF 2011
Các bậc trình độ trong AQF được xác định thông qua mức độ phức tạp và mức độ chuyên sâu cần đạt được ở mỗi bậc, cũng như sự tự chủ của người tốt nghiệp trong việc thể hiện các kết quả đạt được.
AQF bao gồm 10 bậc trình độ, từ bậc 1 đến bậc 10. Có 16 loại văn bằng được công nhận trong hệ thống AQF, trong đó loại trừ Chứng chỉ Trung học Cao cấp không được xếp trong các bậc trình độ, 15 loại văn bằng còn lại được xếp vào một trong số 10 bậc của AQF.
Bảng 1: Các bậc trình độ, văn bằng của AQF
Bậc |
Văn bằng |
1 |
Chứng chỉ I (Certificate I) |
2 |
Chứng chỉ II (Certificate II) |
3 |
Chứng chỉ III (Certificate III) |
4 |
Chứng chỉ IV (Certificate IV) |
5 |
Chuyên nghiệp (Diploma) |
6 |
|
7 |
|
8 |
|
9 |
|
10 |
- Tiến sỹ (Nghiên cứu & Mở rộng) Doctoral Degree (Research & Other) |
Việc xác định các bậc trình độ và các văn bằng dựa trên phân tích kết quả học tập tương ứng. Kết quả học tập được thể hiện thông qua kiến thức, kỹ năng và sự vận dụng kiến thức, kỹ năng, cụ thể:
Bảng 2: Mô tả kiến thức, kỹ năng và việc vận dụng kiến thức, kỹ năng
|
Mô tả |
|
Kiến thức |
Kiến thức là những gì người tốt nghiệp biết và hiểu. Kiến thức được mô tả theo chiều rộng, chiều sâu, loại kiến thức và mức độ phức tạp |
|
Kỹ năng |
Kỹ năng là những gì người tốt nghiệp có thể làm. Kỹ năng được xác định theo loại kỹ năng và mức độ phức tạp của kỹ năng |
|
Việc vận dụng kiến thức kỹ năng |
Việc vận dụng kiến thức và kỹ năng nhằm chỉ tình huống trong đó người tốt nghiệp vận dụng các kiến thức, kỹ năng của mình |
|
Việc mô tả tiêu chuẩn cho mỗi bậc trình độ hay từng loại văn bằng đều bao gồm 3 tiêu chí trên. Tiêu chuẩn cho mỗi bậc trình độ được mô tả rộng hơn, cho phép có hơn một loại văn bằng được xếp vào một bậc trình độ. Trong khi đó, mô tả cho từng loại văn bằng được thể hiện một cách chi tiết, nhấn mạnh tính nhất quán trong kết quả đầu ra của người tốt nghiệp bất kể đó là ngành đào tạo gì.
3. Một số kinh nghiệm của Úc trong việc triển khai Khung trình độ quốc gia
Một là, xây dựng khung quản lý và các quy định rõ ràng
Úc được biết đến là một quốc gia thành công trong việc “kinh doanh về giáo dục” và xuất khẩu giáo dục đào tạo. Với hệ thống những quy định nghiêm ngặt trong kiểm soát và đảm bảo chất lượng về giáo dục đào tạo đã tạo nên sự uy tín và lòng tin đối với toàn bộ bên sử dụng lao động.
Bên cạnh những quy định để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các bên liên quan trong hệ thống thì cũng có quy định giúp các cơ sở đào tạo có sự tự chủ cao để tự khẳng định mình và sáng tạo.
Hai là, xây dựng chính sách, cơ chế liên thông giữa các trình độ trong khung AQF rõ ràng, minh bạch
Chính sách liên thông khung trình độ Úc (AQF) được lập nên nhằm hỗ trợ sự nghiệp học tập suốt đời của các sinh viên và được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực giáo dục và đào tạo cấp bằng AQF.
Mục đích của chính sách này nhằm tối đa hóa học phần tín chỉ mà sinh viên có thể được công nhận cho khóa học đã tham gia. Cụ thể giúp:
+ Thúc đẩy tiến độ học tập của sinh viên trong và giữa các văn bằng của AQF
+ Công nhận nhiều con đường liên thông mà sinh viên có thể chọn để đạt được các trình độ trong khung AQF mà việc học đó có thể là chính quy, không chính quy hoặc phi chính quy
+ Hỗ trợ phát triển các hình thức liên thông trong thiết kế các trình độ
Các chính sách được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc việc liên thông như rõ ràng và minh bạch, có tính toàn bộ và tính hệ thống, có tính linh hoạt, cụ thể:
+ Có thể được sắp xếp theo chiều ngang với các văn bằng ở cùng bậc trình độ cũng như theo chiều dọc giữa các văn bằng ở các cấp trình độ khác nhau
+ Tạo điều kiện để đưa hoặc hướng các học phần tín chỉ vào các văn bằng trong khung AQF
+ Loại bỏ các rào cản không cần thiết và không công bằng để người học tiếp cận với các văn bằng trong khung AQF
+ Đảm bảo sự tiếp cận của công chúng và dễ dàng tiếp cận đối với các sinh viên đang theo học cũng như người học tiềm năng
+ Thường xuyên được xem xét, cập nhật để tối đa hóa khả năng áp dụng vào các loại văn bằng mới cập nhật và phù hợp với nhu cầu của sinh viên và ngành công nghiệp
Ba là, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng toàn diện
ASQA (Australian Skills Quality Authority) là cơ quan quản lý quốc gia về GDNN của Úc, có chức năng quản lý, kiểm soát các chương trình đào tạo và các cơ sở đào tạo GDNN để đảm bảo các chương trình và cơ sở đào tạo GDNN đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định
TEQSA(Tertiary Education Quality and Standards Agency) là cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng giáo dục đại học. Cơ quan Tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục đại học được thành lập từ năm 2012. Đây là tổ chức chịu trách nhiệm ban hành các quy định về giáo dục đại học, cũng như tiêu chuẩn dựa trên khung chất lượng.
Các mục tiêu của hệ thống quản lý chất lượng của hệ thống trình độ Úc:
- Khung chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn;
- Thông minh, đa dạng và đổi mới;
- Đáp ứng những nhu cầu của xã hội và kinh tế của Úc;
- Tập trung vào sinh viên;
- Tạo dựng danh tiếng của đất nước Úc và năng lực cạnh tranh quốc tế.
Các cơ quan trên thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo cho các cơ sở giáo dục đào tạo đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng thông qua việc đăng ký và quá trình đăng ký lại, cũng như việc kiểm định khóa học cũng như tái kiểm định khóa học cho các cơ sở giáo dục mà không cần đến cơ quan tự kiểm định.
Tất cả các cơ sở giáo dục đào tạo phải đăng ký thông qua các cơ quan trên và những khóa học của họ sẽ được kiểm định.
Đặng Thị Huyền
Tài liệu tham khảo
- Australian Qualifications Framework, Second Edition January 2013